Không phải ai cũng hiểu rõ thực phẩm chức năng là gì và có cần thiết hay không. Xem ngay để biết khi nào nên dùng và dùng như thế nào cho hợp lý.
Hiện nay, trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hợp lý, khái niệm "thực phẩm chức năng" đã trở nên phổ biến và gần gũi hơn với công chúng. Vậy thực phẩm chức năng rốt cuộc là gì, và tại sao nó lại được nhiều người tin dùng đến vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ những điều đó, mang đến những thông tin dễ hiểu và mới nhất để bạn có thể chọn được sản phẩm tối ưu nhất cho việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 1980, sau khi được cơ quan chức năng công nhận về hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tổng thể. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng trên toàn thế giới, cho bạn những sự lựa chọn đa dạng.
Một số dạng phổ biến của thực phẩm chức năng bao gồm: sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn (probiotic) hay chất xơ. Ngoài ra, các loại thực phẩm tự nhiên giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, hạt, ngũ cốc và quả hạch cũng thường được xếp vào nhóm này vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn, yến mạch có chứa beta glucan – một loại chất xơ đã được nghiên cứu là có khả năng giảm viêm, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Tương tự, trái cây và rau củ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng quát một cách tự nhiên.
Nếu được sử dùng đúng cách, thực phẩm chức năng hoàn toàn có thể mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe đấy.
Đối với những người có nhu cầu đặc biệt như người già, phụ nữ mang thai, hay người có chế độ ăn uống thiếu hụt, thực phẩm chức năng giúp bù đắp những thiếu hụt đó. Một số sản phẩm được thiết kế với các thành phần từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.
Có các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm. Một số sản phẩm chứa các thành phần có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến bệnh tim mạch.
Dù không thay thế thuốc điều trị, thực phẩm chức năng giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh thông thường thông qua việc bổ sung dinh dưỡng. Sau khi trải qua các giai đoạn phục hồi sau bệnh hay phẫu thuật, việc sử dụng thực phẩm chức năng theo chỉ định có thể giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
Thế giới thực phẩm chức năng rất đa dạng, dưới đây là loạt các loại thực phẩm chức năng thường gặp:
Mặc dù vitamin có thể được hấp thụ từ các nguồn tự nhiên như rau xanh và trái cây, nhưng do hàm lượng thường không cao nên nhiều người lựa chọn thực phẩm chức năng như một nguồn bổ sung thay thế. Các sản phẩm này có thể ở dạng tổng hợp nhiều loại vitamin hoặc chỉ tập trung vào một số loại nhất định:
Vitamin A: Thiếu hụt có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực như quáng gà, giác mạc bị mờ và dày lớp biểu bì.
Nhóm Vitamin B: Bao gồm B1 (Thiamine), B2 (Riboflavin), B3 (Niacin), B5 (Pantothenic acid),… có vai trò trong chuyển hóa năng lượng và hoạt động thần kinh.
Vitamin C: Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và duy trì làn da khỏe mạnh; tình trạng thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
Vitamin D: Giúp xương chắc khỏe và có thể được tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Vitamin E: Ít khi bị thiếu, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, người có da khô hoặc mắc bệnh gan có thể cần bổ sung.
Vitamin K: Vitamin K là dưỡng chất cần thiết cho quá trình đông máu; nếu bịthiếu hụt có thể dẫn đến các hiện tượng xuất huyết bất thường như chảy máu cam, chảy máu nướu hoặc các vết bầm, đốm máu dưới da.
Axit béo, đặc biệt là các loại thiết yếu như Omega-3 và Omega-6, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Khác với Omega-9 – loại cơ thể có thể tự tạo ra – Omega-3 và 6 cần được cung cấp từ bên ngoài. Khi chế độ ăn không đảm bảo, thực phẩm chức năng là nguồn bổ sung thiết yếu. Omega-3 đặc biệt hữu ích cho người có vấn đề về thị lực hoặc muốn cải thiện chức năng não và mắt.
Các khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, và canxi thường có sẵn với lượng đầy đủ trong các loại thực phẩm tự nhiên. Mặc dù cơ thể chỉ yêu cầu một lượng nhỏ khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, magie, natri, canxi, selen, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng. Cơ thể có thể cần thêm khoáng chất nếu bạn bị bệnh, có cơ địa đặc biệt khi hoạt động thể chất. Khi đó, bổ sung khoáng chất qua thực phẩm chức năng có thể là một giải pháp hữu ích.
Các sản phẩm chứa Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường chức năng tiêu hóa và miễn dịch. Bổ sung lợi khuẩn còn hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, giảm táo bón và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Protein và các axit amin là yếu tố then chốt trong quá trình tái tạo tế bào và trao đổi chất. Đặc biệt sau chấn thương hoặc phẫu thuật, cơ thể cần được cung cấp đủ các dưỡng chất này để phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, những người tập gym, thể thao hoặc có nhu cầu kiểm soát cân nặng cũng sử dụng thực phẩm chức năng chứa protein như whey, casein, đậu nành, hoặc protein shake để tăng cơ và duy trì thể lực.
Khác với các loại bổ sung vitamin, khoáng hay lợi khuẩn, nhóm sản phẩm này được chiết xuất trực tiếp từ các loại thảo dược. Trong đó có những chất tự nhiên giúp ích cho sức khỏe của mình, ví dụ như giúp gan khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, da đẹp hơn, rồi còn ổn định cả nội tiết tố nữa... Một số ví dụ phổ biến gồm: tinh dầu hoa anh thảo, collagen thực vật, tinh dầu oải hương,...
Vận động viên và người tập thể hình thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn mức bình thường để tối ưu hiệu suất tập luyện và phục hồi cơ bắp. Các sản phẩm chức năng dành riêng cho nhóm này hỗ trợ tăng cơ, giảm mỡ và cải thiện sức bền. Đặc biệt trong các môn thể thao như cử tạ, chạy bộ hoặc thể hình, thực phẩm chức năng là phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng chuyên biệt.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về sự khác biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí |
Thực phẩm chức năng |
Thuốc |
Mục đích sử dụng |
Được dùng để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chức năng hoạt động tự nhiên của cơ thể. Thường là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết. |
Thuốc có vai trò trong việc chẩn đoán, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Chúng ảnh hưởng rõ rệt đến sinh lý cơ thể, giúp điều chỉnh hoặc thay đổi các chức năng cụ thể nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. |
Thành phần |
Bao gồm vitamin, khoáng chất, axit amin, enzyme, lợi khuẩn (probiotic), prebiotic và nhiều hợp chất sinh học có lợi. Một số thành phần có thể giống với các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày, tuy nhiên được cô đặc với hàm lượng cao hơn. |
Thành phần chủ yếu là các hợp chất hóa học được tổng hợp hoặc chiết xuất, có độ tinh khiết cao và được lựa chọn kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả điều trị rõ ràng. |
Cách sử dụng |
Người dùng có thể tự sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì mà không cần kê toa. Tác dụng phụ thường ít và nhẹ hơn so với thuốc. |
Tốt nhất là nên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, họ sẽ chỉ cho mình liều lượng, thời gian và cách dùng cụ thể. Nếu mình tự ý dùng sai cách, có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác đấy. |
Quy định sản xuất và quản lý |
Mặc dù được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nhưng thực phẩm chức năng không chịu sự giám sát nghiêm ngặt như thuốc. |
Phải tuân thủ các quy trình kiểm định nghiêm ngặt, từ sản xuất đến phân phối, theo quy định của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. |
Cơ chế tác động |
Tác động nhẹ nhàng, hỗ trợ quá trình sinh học tự nhiên trong cơ thể mà không can thiệp sâu vào hệ thống sinh lý. |
Tác động trực tiếp đến các cơ quan, phản ứng tế bào hoặc quá trình trao đổi chất, từ đó điều chỉnh hoạt động của hệ thống sinh học trong cơ thể. |
Mặc dù thực phẩm chức năng có thể sử dụng mà không cần sự giám sát trực tiếp từ bác sĩ, nhưng người tiêu dùng vẫn cần thận trọng để tránh những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng:
Nếu ta dùng thực phẩm chức năng quá liều lượng được khuyên thì có thể gặp một vài tác dụng phụ không hay, ví dụ như bị khó tiêu chẳng hạn. Điển hình như có vài bậc phụ huynh cho con uống quá nhiều caroten làm da con bị vàng đi.
Sau đây là giới hạn tối đa được khuyến nghị cho việc bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất phổ biến ở trẻ nhỏ.
Vitamin A: 600 microgam RAE/ngày (tương đương khoảng 2.000 IU) cho trẻ từ 1-3 tuổi. 900 microgam RAE/ngày (tương đương khoảng 3.000 IU).
Vitamin C: 15 mg/ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi và 25 mg/ngày cho trẻ từ 4-8 tuổi.
Vitamin D: 63 microgam/ngày (tương đương 2.500 IU) cho trẻ từ 1-3 tuổi. 75 microgam/ngày (tương đương 3.000 IU) cho trẻ từ 4-8 tuổi.
Sắt: 40 mg/ngày.
Dù có vai trò bổ sung dưỡng chất, thực phẩm chức năng không thể thay thế hoàn toàn một chế độ ăn uống cân bằng. Bữa ăn đa dạng vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính giúp cơ thể duy trì năng lượng, kiểm soát cân nặng và phát triển toàn diện. Ngược lại, các sản phẩm bổ sung chỉ cung cấp một phần nhỏ chất dinh dưỡng và năng lượng, không đủ đáp ứng nhu cầu toàn diện của cơ thể.
Việc dùng nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc mà không có sự tư vấn chuyên môn có thể gây ra tình trạng dư thừa chất hoặc phản ứng không mong muốn. Thậm chí, một số thành phần có thể tương tác với thuốc đang dùng, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thực phẩm chức năng là một giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng hữu ích trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của các sản phẩm này, người tiêu dùng cần được hướng dẫn sử dụng đúng cách và lựa chọn sản phẩm phù hợp theo từng đối tượng cụ thể. Hãy luôn nhớ rằng, thực phẩm chức năng không thay thế cho một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống lành mạnh.